VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 280 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Chia sẻ kinh nghiệm phòng trừ rệp sáp hại cà phê

Tìm hiểu về bệnh rệp sáp hại cà phê
2

Rệp sáp cà phê hại rễ, hại quả là một loại sâu bệnh khá phổ biến trên cây cà phê, bệnh có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt là những năm khô hạn kéo dài. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể gây giảm năng suất, cây sinh trưởng chậm, hoặc nặng hơn là suy kiệt và chết. Bài viết hôm chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh rệp sáp hại cà phê và những cách phòng trừ hiệu quả nhất. Mời bà con cùng tham khảo

Tìm hiểu về bệnh rệp sáp hại cà phê
Tìm hiểu về bệnh rệp sáp hại cà phê

Đặc điểm hình thái của rệp sáp cà phê

  • Tên khoa học: Planococcus kenyae
  • Tên tiếng anh: Coffee mealybug
  • Một số tên gọi khác: Rệp phấn trắng, rệp bông
  • Trưởng thành cái có hình bầu dục, phủ nhiều sợi sáp trắng, trưởng thành đực không có sáp, mình thon dài, mắt to, râu và chân có nhiều lông ngắn
  • Trứng của rệp sáp thường đẻ thành tổ hình tròn, bên ngoài phủ nhiều lông tơ trắng, trứng có hình bầu dục
  • Con non chưa xuất hiện sáp, có màu hồng nhạt, chân phát triển mạnh và hoạt động nhiều. Khác với con trưởng thành chủ yếu chỉ nằm một chỗ để chích hút nhựa cây và sinh sản
  • Vòng đời của rệp sáp trung bình từ 30-45 ngày

Đặc điểm gây hại của rệp sáp cà phê

Dựa vào đặc điểm gây hại, có thể chia rệp sáp thành 2 loại, loại chuyên hại rễ và loại chuyên hại đọt non, lá non, chùm quả

  • Rệp sáp hại rễ cà phê: Thường sống trong đất, bám xung quanh rễ, dùng miệng chích hút nhựa cây để lấy chất dinh dưỡng, trong quá sinh trưởng chúng thường tiết ra một lớp sáp phủ lấy rễ cây, làm cho cây không lấy được nước và chất dinh dưỡng, cây sẽ vàng úa, suy kiệt rồi chết dần. Mặt khác nơi rệp sáp sinh sống, và các vết thương do chúng tạo ra thường là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công
  • Rệp sáp hại chồi non, chùm quả: Giai đoạn đầu mùa mưa, rệp sáp bắt đầu phát triển mạnh, chúng để trứng vào các nách lá, chùm quả, chùm bông. Con non sau khi nở sẽ tìm đến vị trí thích hợp và bắt đầu chích hút nhựa cây, thường làm cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng quả non. Gây giảm năng suất cũng như sinh trưởng của cây. Vị trí rệp sinh sống thường bị phủ bởi sáp, đồng thời phát sinh các loại nấm hại như nấm hồng, nấm muội than (nấm bồ hóng) làm cây quang hợp kém, gặp thời tiết thuận lợi sẽ lây lan sang các vị trí khác

Các biện pháp phòng trừ rệp sáp cà phê

  • Biện pháp canh tác: Thường xuyên cắt tỉa cành, dọn vườn thông thoáng. Mùa khô nên cung cấp đủ nước giữ cho cây xanh tốt. Kiểm tra định kỳ nách lá, chùm bông, chùm quả, phần rễ gần mặt đất để kịp thời phát hiện và xử lý khi rệp sáp xuất hiện. Bên cạnh đó cũng cần có chế độ chăm sóc cà phê hợp lý, cân đối, sử dụng các giống cà phê năng suất cao, sinh trưởng mạnh, giúp cây có sức đề kháng tốt trước sâu bệnh
  • Biện pháp hóa học: Hàng năm nên phun định kỳ các loại thuốc trừ sâu có tính độc mạnh, lưu dẫn, thấm sâu để phòng trừ cũng như tiêu diệt rệp sáp. Có thể kết hợp phun chung với các loại phân bón lá, phân vi lượng để tiết kiệm công chăm sóc. Việc phun thuốc cần tiến hành vào các ngày mát trời, không nắng gắt hay mưa dầm. Như vậy sẽ hiệu quả hơn.

Một số thuốc trị rệp sáp hại cà phê

Như đã nói trên, khi phun thuốc để trừ rệp sáp nên chọn loại thuốc có tính nội hấp, lưu dẫn, thấm sâu. Phun phòng và phun khi thấy rệp sáp xuất hiện. Nếu là rệp sáp hại rễ, có thể dùng các dạng thuốc bột, thuốc nước hòa tan, rải vào gốc. Cần tiến hành định kỳ đặc biệt là mùa mưa và giai đoạn cây ra chồi mới. Một số thuốc có thể kể đến như sau

  • Thuốc chứa hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl (Lorsban 30EC, Pyrinex 20 EC).
  • Thuốc chứa hoạt chất Diazinon (Diazan 10GR)
  • Thuốc chứa hoạt chất Cypermethrin (SecSaigon 50EC)
  • Thuốc chứa hoạt chất Cypermethrin + Profenofos (Polytrin P 440 EC)
  • Thuốc chứa hoạt chất Chlorpyrifos Methyl (Sago – Super 20EC)

Kết luận: Như vậy, với các thông tin và kinh nghiệm vừa trình bày, hy vọng bà con đã có thêm kiến thức để phòng trừ bệnh rệp sáp trên cây cà phê. Việc phòng trừ rệp sáp còn có tác dụng phòng trừ được các loại sâu bệnh khác như ve sầu, mọt đục cành, sâu đục thân, rầy nâu, rệp vảy… hại cà phê. Chúc bà con thành công!

Trường hợp bà con cần mua cây giống cà phê các giống xanh lùn, giống cà phê dây, giống TR4, TR9, TRS1 (đây đều là các giống có năng suất cao, chịu hạn tốt, sinh trưởng mạnh, có sức đề kháng với sâu bệnh) có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau

TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG TIẾN ĐẠT
Địa chỉ: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk (Cách Viện Eakmat 500m)
Vườn ươm cây: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362
Điện thoại tư vấn: 0967 333 855 (Viettel) – 0944 333 855 (Vina) – Gặp Thu

88%
Mức độ gây hại

Đánh giá rệp sáp hại cà phê

  • Mức độ phổ biến
  • Mức độ gây hại
  • Khả năng lây lan thành dịch
  • Khả năng phòng trừ
Bình luận
Loading...