VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 280 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Tìm hiểu về tuyến trùng cà phê và các biện pháp phòng trừ

Tìm hiểu về tuyến trùng hại rễ cà phê
0

Tuyến trùng hại cà phê là một loại sâu bệnh khá phổ biến trên cà phê cũng như nhiều giống cây trồng khác. Chúng gây hại ở bộ rễ và thường làm cây còi cọc, sinh trưởng kém, giảm năng suất. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh tuyến trùng trên cây cà phê và các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Mời bà con cùng tham khảo

Tìm hiểu về tuyến trùng hại rễ cà phê
Tìm hiểu về tuyến trùng hại rễ cà phê

Tuyến trùng cà phê là gì?

Tuyến trùng là một loại ký sinh trùng hình dáng giống như giun tròn, có kích thước rất nhỏ, khó quan được bằng mắt thường. Chi tuyến trùng có hàng ngàn loài, thường sinh sống trong đất, nước và nhiều môi trường khác. Có những loài có ích nhưng nhiều loại gây hại. Đối với cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng, có 2 loài tuyến trùng gây hại là Meloidogyne spp và Radopholus spp.

Hai loài tuyến trùng này thường sinh sống và gây hại ở bộ rễ, tạo nên các nốt sần và vết thương trên rễ, dẫn đến sự tấn công của các loại nấm bệnh khác

Biểu hiện cây cà phê bị tuyến trùng

  • Cây cà phê bị tuyến trùng rễ sẽ có dấu hiệu dễ nhận thấy là vàng lá, còi cọc, chồi non kém phát triển. Năng suất sụt giảm.
  • Khi đào thử xuống phần rễ thì thấy xuất hiện các nốt u, nốt sần nổi rõ trên rễ. Phần rễ tơ, rễ cám bị đen đầu không phát triển được
  • Cây giai đoạn kiến thiết hoặc tái canh thường bị gây hại nặng nề hơn. Rễ cọc, rễ nhánh bị hỏng hoặc phát triển chậm nên cây thường suy yếu dễ chết, có thể nhổ dễ dàng bằng tay không. Nếu vượt qua được giai đoạn này thì sức sinh trưởng và năng suất cũng không đảm bảo

Tác hại của tuyến trùng hại cà phê

  • Mùa mưa khi độ ẩm thích hợp sẽ là giai đoạn tuyến trùng sinh sôi mạnh nhất. Chúng thường đẻ trứng ở trong đất, ấu trùng và con non sau khi nở sẽ tiếp tục lây lan sang các phần rễ gần đó. Các nốt u sần nổi lên trên rễ chính là nơi chúng sinh sống. Việc hình thành các nốt u sần, làm cản trở việc hút chất dinh dưỡng và nước truyền lên nuôi cây. Đồng thời bản thân tuyến trùng cũng sử dụng những chất dinh dưỡng cây hút được để sinh sống và phát triển
  • Thông qua quá trình chích hút nhựa cây, làm tổ ở rễ, các loại vi khuẩn và nấm bệnh sẽ dễ dàng tấn công làm hỏng rễ, truyền bệnh lên các bộ phận khác trên cây
  • Cây con thường không trụ nổi, vàng úa và chết, cây trưởng thành thì có thể vẫn tiếp tục sống nhưng sinh trưởng kém và năng suất rất thấp
  • Vòng đời trung bình của tuyến trùng từ 40-60 ngày, tuy nhiên trứng của chúng lại có thể tồn tại 1 đến 2 năm trong đất, đo đó nhiều vườn cà phê đã nhổ bỏ cây cũ, nhưng khi trồng mới lại vẫn bị tuyến trùng gây hại

Một số biện pháp phòng trừ tuyến trùng cà phê

a – Biện pháp canh tác

  • Không trồng mới cà phê trên các diện tích đất đã bị nhiễm tuyến trùng các năm trước đó.
  • Nếu muốn trồng thì nên cày xới đất thật kỹ, phơi đất ít nhất 1 mùa khô, trồng các loại rau màu 2-3 vụ để bảo đảm trứng và con non của tuyến trùng bị tiêu diệt hoàn toàn
  • Khi ươm cà phê nên sử dụng đất sạch, đã xử lý bằng các loại thuốc trị tuyến trùng.
  • Sử dụng các giống cà phê năng suất cao, sức sinh trưởng mạnh, bảo đảm cây đủ sức khỏe để chống chịu được với bệnh tật và khô hạn. Một số giống mà chúng tôi đề xuất bao gồn: Giống cà phê xanh lùn, giống cà phê dây, giống cà phê TR4, TR9, TRS1
  • Bón phân cho cà phê cân đối giữa phân vô cơ và phân hữu cơ, đối với phân hữu cơ nên bảo đảm chứa nấm đối kháng Trichoderma và các vi sinh vật hữu ích
  • Mùa khô hạn chế tưới tràn làm cho tuyến trùng lây lan
  • Nếu trồng trên đất dốc, cần lưu ý các vườn ở vị trí cao hơn, có biện pháp đánh rãnh để điều hướng dòng nước chảy, hạn chế tình trạng bệnh lây lan từ vườn này sang vườn khác
  • Hàng năm nên phòng trừ chủ động bằng cách dùng các loại thuốc sinh học, hóa học để trị tuyến trùng. Nhất là vào đầu mùa mưa

b – Biện pháp hóa học + sinh học

Nên ưu tiên sử dụng các biện pháp sinh học để xử lý trước, vì việc dùng thuốc hóa học tràn lan có thể dẫn đến việc tiêu diệt các loài sinh vật có ích trong đất, làm mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng đến cây trồng.

Thuốc có trị tuyến trùng nguồn gốc sinh học

  • Thuốc chứa nấm ký sinh chuyên săn tuyến trùng – Paecilomyces Lilacinus (BIO PAECIL, PALILA 500WP, TKS – NEMA)
  • Các thuốc chứa Chitosan (Một chế phẩm nguồn gốc sinh học)

Thuốc có trị tuyến trùng nguồn gốc hóa học

  • Thuốc chứa hoạt chất Abamectin (Syngenta Tervigo 020SC…). Loại này được Viện Eakmat khuyên dùng. Do ít độc hại không ảnh hưởng đến con người, môi trường, vật nuôi.
  • Thuốc chứa hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl (Wellof 3GR, Nurelle D 25/2.5 EC…)

Vừa rồi là một số kinh nghiệm phòng trừ tuyến trùng cà phê mà chúng tôi đúc kết được, bà con tham khảo để có được phương án xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến năng suất cũng như sinh trưởng của vườn cà phê. Chúc bà con thành công

Trường hợp bà con cần mua cây giống cà phê, hạt giống cà phê của các giống cao sản tốt nhất hiện nay (giống xanh lùn, giống cà dây, giống cà viện eakmat: TR4, TR9, TRS1…) có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau

TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG TIẾN ĐẠT
Địa chỉ: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk (Cách Viện Eakmat 500m)
Vườn ươm cây: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362
Điện thoại tư vấn: 0967 333 855 (Viettel) – 0944 333 855 (Vina) – Gặp Thu

86%
Mức độ gây hại

Đánh giá tuyến trùng hại cà phê

  • Mức độ phổ biến
  • Mức độ gây hại
  • Khả năng phòng trừ
  • Khả năng phát triển thành dịch
  • Hiệu quả của các loại thuốc đặc trị
Bình luận
Loading...