VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 280 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Tìm hiểu về bệnh gỉ sắt trên cây cà phê và các biện pháp phòng trừ

Bệnh gỉ sắt cà phê
1

Chào bà con, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bệnh gỉ sắt cà phê (hay còn gọi rỉ sắt trên cây cà phê). Các thông tin bao gồm: nguyên nhân gây ra bệnh, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng trừ, xử lý bệnh. Mời bà con cùng theo dõi

Bệnh gỉ sắt cà phê
Bệnh gỉ sắt cà phê

Bà con lưu ý: Hiện nay có một số giống cà phê có khả năng kháng tốt bệnh gỉ sắt và nấm hồng, năng suất đạt rất cao từ 6-8 tấn/ha. Ví dụ giống xanh lùn, giống cà phê dây, các giống cà phê viện eakmat: TR4, TR9, TRS1… Bà con cần tư vấn xin liên hệ: 0967 333 855 (Viettel) – 0944 333 855 (Vina) – Gặp Thu

0967 333 855 (Viettel) – 0944 333 855 (Vina) – Gặp Thu

Nguyên nhân gây ra bệnh gỉ sắt cà phê

Bệnh gỉ sắt cà phê (một số nơi gọi là rỉ sắt hoặc bệnh nấm da cam) là một loại bệnh khá phổ biến trên cây cà phê. Thường gây hại nặng trên các cây cà phê chè hoặc cà phê vối đã canh tác lâu năm. Ở các vườn cà phê kiến thiết bệnh thường ít gặp, chủ yếu xuất hiện nhiều trên các vườn cà phê giai đoạn kinh doanh và già cỗi

Tác nhân gây ra bệnh là do sự tấn công của chủng nấm Hemileia vastatrix, tên tiếng anh của bệnh là Coffee rust.

Triệu chứng và tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê

Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, cao điểm là tháng 10 đến tháng 12. Đây là giai đoạn khí hậu mát mẻ, ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm Hemileia vastatrix sinh sôi nảy nở và phát tán bào tử. Các dấu hiệu nhận biết bệnh gỉ sắt bao gồm

  • Xuất hiện vết bệnh dưới mặt lá, ban đầu là các đốm nhỏ tròn, đường kính 2-3mm, màu vàng giống giọt dầu
  • Sau phát triển rộng ra xuất hiện bột màu cam, đồng thời làm cho mặt trên của lá bị mất màu xanh, càng về sau vết bệnh càng lan rộng, liên kết với nhau tạo thành vết cháy hình dáng không cố định.
  • Nếu không ngăn chặn kịp thời, nấm sẽ làm cho toàn bộ lá bị cháy khô, dẫn đến rụng lá, đồng thời lây lan qua cành và chùm quả. Làm cho cây suy kiệt và giảm năng suất nghiêm trọng
  • Cây bị nặng có thể khô héo, rụng toàn bộ lá, suy kiệt rồi chết
  • Trong thời tiết mưa nhiều bệnh sẽ nhanh chóng lây lan sang các cây bên cạnh tạo thành vùng bệnh, tác nhân làm lây truyền có thể là do nước mưa, gió, côn trùng, động vật hoặc thông qua quá trình chăm sóc cà phê của bà con (dùng chung nông cụ giữa cây bệnh và cây khỏe)

Về tác hại thì bệnh có thể làm giảm năng suất, giảm sức sinh trưởng, nặng hơn có thể làm cho cây bị suy kiệt và chết đồng thời phát triển thành dịch nếu không ngăn chặn kịp thời. Mức độ gây hại thể tăng dần theo loài cà phê

  • Cà phê chè (nặng nhất) > Cà phê vối (trung bình) > Cà phê mít (ít bị)

Các biện pháp phòng trừ bệnh gỉ sắt cà phê

  • Sử dụng các giống phê có khả năng kháng bệnh gỉ sắt, nấm hồng như cà phê xanh lùn, cà phê dây, cà phê TR4, cà phê TR9, TRS1… Đối với cà phê chè là các giống TN1 đến TN10
  • Ghép cải tạo vườn già cỗi, vườn cà phê tạp bằng chồi giống của các giống kể trên
  • Tiến hành bón phân đầy đủ và cân đối, ưu tiên bổ sung các loại phân hữu cơ có chứa nấm đối kháng Trichoderma
  • Cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô hạn, tránh để cây bị khô hạn kéo dài giảm sức đề kháng
  • Tạo hình, cắt tỉa cành phù hợp, tạo bộ tán thông thoáng, hạn chế nơi ẩn nấp của nấm bệnh
  • Nếu bệnh xuất hiện lác đác, nên cắt bỏ các phần nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy (đốt)
  • Phun các loại thuốc đặc trị nấm bệnh để phòng bệnh vào đầu mùa mưa, nên phun khi vết bệnh chưa xuất hiện bột màu vàng

Các loại thuốc trị bệnh gỉ sắt cà phê

Thông thường các thuốc chứa trị nấm trên cây trồng đều có tác dụng phòng trừ và trị bệnh gỉ sắt, bà con có thể phun 1 trong số các loại thuốc sau

  • Thuốc chứa hoạt chất Diniconazole (Nicozol 25 SC);
  • Thuốc chứa hoạt chất Hexaconazole (Vivil 5SC, Anvil 5 SC, Thonvil 5SC);
  • Thuốc chứa hoạt chất Propiconazole (Tilt 250 EC, Bumper 250 EC)
  • Thuốc chứa hoạt chất Carbendazim (Daphavil 50 SC, Arin 25SC);
  • Thuốc chứa hoạt chất Triadimefon (Bayleton 250 EC, Encoleton 25 WP)
  • Thuốc chứa hoạt chất Difenoconazole + Propiconazole (Tilt Super 300EC, Tilindia super 400EC).

Phun 2-3 lần cách nhau 10-20 ngày, bắt đầu từ đầu mùa mưa hoặc tháng 6-7 khi bệnh bắt đầu xuất hiện và chưa tạo thành lớp bột màu vàng (bào tử nấm)

Như vậy qua bài viết kể trên, bà con đã có thêm thông tin về bệnh gỉ sắt cà phê, hy vọng với những kiến thức này bà con sẽ tự mình xử lý triệt để bệnh gỉ sắt, giúp bà con có những vụ mùa bội thu.

Trường hợp bà con cần mua cây giống cà phê của các giống kháng bệnh đề cập trong bài: Giống cà phê xanh lùn, giống cà phê dây, giống cà phê TR4, giống cà phê TR9… Có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau

TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG TIẾN ĐẠT
Địa chỉ: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk (Cách Viện Eakmat 500m)
Vườn ươm cây: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362
Điện thoại tư vấn: 0967 333 855 (Viettel) – 0944 333 855 (Vina) – Gặp Thu

85%
Mức độ gây hại

Đánh giá bệnh gỉ sắt cà phê

  • Mức độ phổ biến
  • Khả năng lây lan
  • Mức độ gây hại
  • Khả năng phòng trừ
Bình luận
Loading...