VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Xử lý bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê (bệnh thán thư cà phê)

Bệnh khô cành khô quả cà phê (bệnh thán thư cà phê)
0

Chào bà con, trong các bài viết gần đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bà con một số bệnh hại cơ bản trên cây cà phê, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một bệnh khác cũng khá phổ biến, đó là bệnh khô cành khô quả trên cây cà phê (còn gọi là bệnh thán thư cà phê): nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết và các biện phòng phòng trừ xử lý bệnh. Mời bà con cùng theo dõi

Bệnh khô cành khô quả cà phê (bệnh thán thư cà phê)
Bệnh khô cành khô quả cà phê (bệnh thán thư cà phê)

Các biểu hiện của bệnh khô cành khô quả cà phê

  • Bệnh thường gây hại trên chùm quả và cành mang quả, các phần thân còn màu xanh của diệp lục
  • Trên cà phê chè thường bị nhiều hơn cà phê vối và cà phê mít
  • Ban đầu vết bệnh xuất hiện trên quả là những đốm nhỏ màu vàng hoặc màu nâu, sau đó lan rộng thành màu nâu sẫm, lõm xuống
  • Bệnh thường xuất hiện trên chùm quả, đốt cành và cả lá non
  • Những vị trí tiếp giáp giữa các quả trong một chùm quả, nơi đọng nước sau cơm mưa, cuống quả, đốt quả… thường bị trước, sau đó lan rộng ra xung quanh
  • Một thời gian sau khi chùm quả, cành cây bị bệnh sẽ có hiện tượng khô héo, chuyển sang màu đen và khô luôn trên cây
  • Ngoài ra nếu bệnh nhiễm vào chùm quả còn non, sẽ gây ra hiện tượng rụng trái non

Tác hại của bệnh khô cành khô quả cà phê

Bệnh còn có tên gọi là bệnh thán thư trên cây cà phê, gây rụng trái non, giảm năng suất, chết cành làm cho cây bị khuyết tán, năng suất và sức sinh trưởng giảm đáng kể, nếu xuất hiện trên diện rộng hoặc trên những vườn cà phê kiến thiết mà không được xử lý kịp thời, bệnh có thể làm cây suy kiệt và chết đứng

Nguyên nhân của bệnh khô cành khô quả cà phê

Bệnh do 3 tác nhân chính gây ra, nhưng chủ yếu là do một loại nấm có tên khoa học là Colletotrichum Cofeanum Noack. Tên tiếng anh của bệnh là Coffee Berry Disease.

Chủng nấm này gây ra bệnh thán thư trên hầu hết các loại cây trồng. Môi trường ưa thích của chúng là ẩm ướt và có nhiệt độ dưới 20 độ C. Do đó bệnh thường bùng phát vào mùa mưa, đặc biệt là sau những cơn mưa vào chiều tối. Bào từ nấm sẽ được lây lan thông qua nước mưa, gió, động vật hoặc thông qua quá trình chăm sóc cà phê của bà con (cắt tỉa cành, dùng chung nông cụ…)

Trong một số trường hợp, nếu môi trường xung quanh giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi kéo dài, bào tử nấm cũng có thể nảy mầm và phát triển ở nhiệt độ cao hơn, từ 20-35 độ C

Một số nguyên nhân khác gây ra bệnh khô cành khô quả:

  • Do vi khuẩn Pseudomonas syringea, P. garcae,
  • Khô cành do sinh lý còn gọi là bệnh Die-back

Các biện pháp phòng trừ bệnh khô cành khô quả cà phê

a – Biện pháp canh tác

  • Trồng cà phê với mật độ phù hợp tùy theo từng giống ví dụ
  • Rong tỉa cành cây che bóng hợp lý, tránh rậm rạp quá nhất là vào mùa mưa
  • Cân đối nước tưới giúp cây ra hoa đậu quả đúng thời vụ
  • Áp dụng Quy trình trồng và chăm sóc cà phê đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng mạnh, tăng sức đề kháng với sâu bệnh
  • Thường xuyên thăm non vườn tược, cắt tỉa cành bệnh, tiêu hủy sớm trước khi bệnh lây lan sang cây khác
  • Không sử dụng chung, hoặc phải khử trùng nông cụ khi chăm sóc cây bệnh và cây khỏe mạnh
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học Trichoderma để tiêu diệt nấm bệnh, tăng sức đề kháng cho cây

b – Biện pháp hóa học

Ngoài các biện pháp canh tác vừa nêu, thì biện pháp hóa học cũng cần được tiến hành song song. Các thuốc đặc trị thán thư, khô cành, khô quả trên cà phê nên sử dụng các hoạt chất sau: Albendazole, Azoxystrobin, Difenoconazole, Carbendazim, Propiconazole, Benomyl + Copperoxychloride…

Khi phun cần chọn ngày mát trời, lặng gió, phun tối thiểu 2 lần, cách nhau 7-15 ngày, để tăng hiệu quả của thuốc. Nên phun phòng vào đầu mùa mưa, đây là thời điểm tốt cho các loại nấm bệnh phát triển không riêng gì bệnh thán thư cà phê

Một số thuốc đặc trị khô cành khô quả cà phê

  • Thuốc Derosal 50 (0,2%)
  • Thuốc Tilt 250 EC (0,1%)
  • Thuốc Viben-C 50BTN (0,2%)
  • Thuốc Abenix 10FL (0,25 – 0,3%)
  • Thuốc Chevin 5SC
  • Phun thuốc theo hướng dẫn trên bao bì hoặc hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.

Tóm lại, mặc dù tác hại của bệnh khô cành khô quả là khá nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến bà con trồng cà phê. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể phòng trừ và xử lý dứt điểm nếu phát hiện kịp thời. Bà con chỉ cần chăm sóc cà phê cân đối hợp lý, sử dụng các giống sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, kết hợp với các biện pháp hóa học, sinh học là có thể phòng trừ được.

Hiện nay. Trung Tâm Cây Giống Eakmat Tiến Đạt đang có cung cấp cây giống cà phê của một số giống tốt nhất hiện nay như giống cà xanh lùn, giống cà dây, giống cà 138 (TR4), giống cà TR9, giống cà ươm hạt TRS1... Bà con có nhu cầu xin liên hệ theo thông tin sau

TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG TIẾN ĐẠT
Địa chỉ: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk (Cách Viện Eakmat 500m)
Vườn ươm cây: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362
Điện thoại tư vấn: 0967 333 855 (Viettel) – 0944 333 855 (Vina) – Gặp Thu

88%
Mức độ gây hại

Đánh giá bệnh khô cành khô quả cà phê

  • Mức độ phổ biến
  • Mức độ gây hại
  • Khả năng bùng phát thành dịch
  • Khả năng phòng trừ