Phân biệt các giống đinh lăng (lá nhỏ, lá to, lá kim…) qua hình ảnh
Nội dung
- Có bao nhiêu giống đinh lăng?
- Giống đinh lăng nào có giá trị nhất?
- Cách nhận biết các giống đinh lăng (qua hình ảnh)
- 1 – Đinh lăng nếp (đinh lăng lá nhỏ)
- 2 – Đinh lăng tẻ (đinh lăng lá to)
- 3 – Đinh lăng lá kim (đinh lăng lá nhuyễn)
- 4 – Đinh lăng lá ráng (đinh lăng lá dài)
- 5 – Đinh lăng lá tròn
- 6 – Đinh lăng viền bạc
- 7 – Đinh lăng lá răng
- Địa chỉ bán giống đinh lăng nếp
Phân loại đinh lăng, cách nhận biết và phân biệt các giống đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá to, đinh lăng lá kim… qua hình ảnh minh họa. Hy vọng qua bài viết này bà con sẽ có thêm thông tin cần thiết để lựa chọn chính xác giống đinh lăng có giá trị cao để làm kinh tế. Chúc bà con thành công
Có bao nhiêu giống đinh lăng?
Theo thông tin tại bách khoa toàn thư mở Wikipedia, chi đinh lăng (Polyscias) có đến hơn 100 loài, chủ yếu phân biệt với nhau dựa vào hình thái bên ngoài (đặc biệt là hình dáng lá). Đây là cây thân gỗ nhỏ, chiều cao từ 1-2m. Phân bố chủ yếu quanh vùng xích đạo
Ở Việt Nam chúng ta thường bắt gặp các giống đinh lăng sau
- Đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp)
- Đinh lăng lá to (đinh lăng tẻ)
- Đinh lăng lá nhuyễn (lá kim)
- Đinh lăng lá ráng
- Đinh lăng lá tròn
- Đinh lăng viền bạc
- Đinh lăng lá răng
Trong các giống kể trên, thường nhầm lẫn với nhau nhất là đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp), đinh lăng lá to và đinh lăng lá ráng. Hình dáng lá lúc còn nhỏ thường rất giống nhau, gây ra sự nhầm lẫn trong quá trình chọn giống để canh tác.
Giống đinh lăng nào có giá trị nhất?
Trong các giống đinh lăng thường gặp, chỉ có giống đinh lăng lá nhỏ là có giá trị nhất, thân, cành, lá và rễ tập trung nhiều chất saponin (giống nhân sâm), vitamin B1, B2, B6, B12…và các acid admin có lợi. Nếu trồng làm cảnh thì mỗi giống đều có nét đẹp riêng, tuy nhiên nếu trồng đinh lăng làm kinh tế chỉ nên chọn giống đinh lăng lá nhỏ, tránh trồng những giống đinh lăng khác, giá trị kém, đầu ra hầu như không có
Cách nhận biết các giống đinh lăng (qua hình ảnh)
1 – Đinh lăng nếp (đinh lăng lá nhỏ)
Thân nhẵn, không có gai, chiều cao khoảng 1-2m. Lá kép chân chim không cân đối, xẻ thùy 3-4 lần, mép lá nhọn không đều, chiều dài từ bẹ lá đến đỉnh của lá từ 20-40cm. Lá thường dùng làm gỏi, ăn kèm như rau sống. Đây là giống đinh lăng có giá trị và phổ biến nhất.
Hình ảnh đinh lăng nếp
2 – Đinh lăng tẻ (đinh lăng lá to)
Lá hình mũi mác không xẻ thùy, mọc cân đối trên bẹ lá, chiều cao và hình dáng thân, rễ rất dễ nhầm với đinh lăng lá nhỏ, ở giai đoạn cây còn nhỏ cũng có nhiều nét tương đồng với nhau. Bà con nên lưu ý tránh nhầm lẫn
Hình ảnh đinh lăng tẻ lá to
3 – Đinh lăng lá kim (đinh lăng lá nhuyễn)
Loại này có vóc dáng nhỏ nhất trong các giống đinh lăng, lá thường mảnh và nhỏ, không có phiến lá rõ rệt, do đó thường gọi là đinh lăng lá kim. Cùng một điều kiện chăm sóc như nhau thì đinh lăng lá kim sinh trưởng rất chậm. Ít có giá trị kinh tế
Hình ảnh đinh lăng lá kim (lá nhuyễn)
4 – Đinh lăng lá ráng (đinh lăng lá dài)
Tên khoa học là Polyscias filicifolia, có phiến lá dài, chia thùy cân đối, mép lá răng cưa rất rõ và đều. Nhìn từ xa có nét giống lá cây dương xỉ. Loại này cũng dễ nhầm lẫn với đinh lăng nếp.
Hình ảnh đinh lăng lá ráng
5 – Đinh lăng lá tròn
Tên mô tả đúng hình dáng của lá, lá thường dạng tròn, mép lá không có răng cưa, mặt lá nhẵn và bóng, mỗi bẹ chỉ có 1 lá đơn duy nhất. Loại này thân thường thẳng và ít cành
Hình ảnh đinh lăng lá tròn
6 – Đinh lăng viền bạc
Mép lá có dải trắng, phiến lá tròn hoặc dài, mọc cân đối trên bẹ lá. Thường trồng làm cảnh, ít có giá trị kinh tế. Không dùng làm thuốc được
Hình ảnh đinh lăng viền bạc
7 – Đinh lăng lá răng
Lá nhẵn bóng, hơi tròn, đầu lá không nhọn, xẻ thùy 2-3 lần. Phiến lá mọc cân đối trên bẹ lá. Tầm vóc nhỏ, ít phân cành, thường dùng làm cảnh, không có nhiều giá trị
Hình ảnh đinh lăng lá răng
Như vậy, chúng ta vừa điểm qua 7 giống đinh lăng phổ biến nhất và các phân biệt chúng dựa vào hình dáng lá, đặc điểm của mỗi giống. Xin nhắc lại một lần nữa, trong tất cả các giống chỉ có giống đinh lăng nếp lá nhỏ là có giá trị nhất, phù hợp để trồng làm kinh tế phục vụ cho nhu cầu sản xuất dược liệu và các sản phẩm liên quan.
- Tham khảo thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đinh lăng
Địa chỉ bán giống đinh lăng nếp
Trường hợp cần mua giống đinh lăng nếp, bà con có thể đến với vườn ươm cây giống của chúng tôi theo địa chỉ sau. Rất hân hạnh được phục vụ
TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG TIẾN ĐẠT
Địa chỉ cửa hàng: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Địa chỉ vườn ươm: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362
Điện thoại tư vấn: 0967 333 855 (Viettel) – 0944 333 855 (Vina) – Gặp Thu
Xem địa chỉ trên bản đồ Google Maps
Giá trị của các giống đinh lăng thường gặp
- Đinh lăng nếp lá nhỏ
- Đinh lăng lá to
- Đinh lăng lá kim
- Đinh lăng lá dài
- Đinh lăng lá tròn
- Đinh lăng lá răng
- Đinh lăng viền bạc