VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây tiêu

Kỹ thuật chiết tiêu
0

Hiện nay có 5 cách nhân giống tiêu. Bài viết này CâyGiốngVN.Com sẽ cùng bà con tìm hiểu cách tiến hành từng phương pháp nhân giống tiêu, ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp là gì. Mời bà con cùng tham khảo

Nhân giống tiêu lươn trong bầu ươm
Nhân giống tiêu lươn trong bầu ươm

Vì sao phải nhân giống tiêu?

Như bà con đã biết, tiêu là cây rất dễ bị nấm bệnh, đặc biệt là giai đoạn cây con 1-2 năm tuổi, bộ rễ còn yếu, sức đề kháng cũng yếu. Khi trồng rất dễ bị chết, thường xuyên phải trồng dặm lại. Do đó để có đủ số lượng tiêu trồng mới và dặm lại. Bà con cần phải thực hiện kỹ thuật nhân giống tiêu, chuẩn bị sẵn số lượng lớn bầu tiêu, ít nhất phải gấp đôi số trụ tiêu cần trồng

Ngoài ra đối với các phương pháp nhân giống vô tính, tiêu sẽ giữ lại được toàn bộ đặc tính của cây mẹ, bảo đảm về năng suất cũng như đặc điểm sinh trưởng của giống tiêu đó.

Nên chọn các giống tiêu năng suất cao, sinh trưởng mạnh như: Tiêu Vĩnh Linh, tiêu trâu, tiêu Sri Lanka, tiêu Phú Quốc… để nhân giống.

Có bao nhiêu cách nhân giống cây tiêu?

Hiện nay theo ghi nhận có 5 phương pháp nhân giống tiêu. Cụ thể là các phương pháp sau

  • Nhân giống bằng hạt
  • Nhân giống bằng cách vùi thân tiêu
  • Nhân giống bằng cách bó chiết thân
  • Nhân giống bằng hom tiêu
  • Nhân giống bằng cách ghép tiêu

Cách 1 – Nhân giống tiêu bằng hạt

Cách này không phổ biến, chủ yếu diễn ra tại các viện nghiên cứu, các đơn vị nghiên cứu giống cây trồng. Nhằm mục đích lựa chọn ra các cá thể có nhiều ưu điểm. Quá trình nghiên cứu, ghi chép, theo dõi thường mất nhiều năm. Riêng giai đoạn từ khi trồng đến khi tiêu ra quả lần đầu cũng mất 4-5 năm. Chưa kể xác xuất để có cây con sở hữu “ưu thế lai” là không cao. Hầu hết đều bị tình trạng thoái hóa giống, mất đi nhiều ưu điểm của cây mẹ

Do đó, nếu bà con có ý định nhân giống tiêu bằng phương pháp này, thì lời khuyên là không nên, vừa tốn kém thời gian mà không mang lại hiệu quả kinh tế

Cách 2 – Vùi thân tiêu để nhân giống

Thường tiến hành vào đầu mùa mưa. Thực hiện trên quy mô nhỏ, khoảng cách gần. Dây tiêu khi đủ độ già, sẽ được kéo xuống đất vùi lại 2-3 mắt. Phần vùi lại sẽ mọc rễ và hình thành cây mới. Cách này cho tỷ lệ sống cao. Chủ yếu được thực hiện giữa 2 trụ gần nhau. Phần dây ở trụ ban đầu sau khi nhân giống thành công nên cắt bỏ. Chỉ giữ lại phần đã vùi và phần thân mới mọc lên.

Cách 3 – Nhân giống tiêu bằng cách chiết thân

  • Chọn những cây mẹ khỏe mạnh, khoảng 2-3 năm tuổi. Bên trên đã ra cành tay là tốt nhất.
  • Tiến hành bó 2-3 dây chung 1 bầu. Mỗi bầu chiết phải đủ chiều dài cho 2-3 mắt thân
  • Phần mắt thân phải có rễ bám vào trụ, lúc chiết thì nhẹ nhàng gỡ ra. Hạn chế tối đa làm đứt các rễ này
  • Dùng xác bèo phơi khô, bằm vụn hoặc dùng xơ dừa bó trong cùng, bên ngoài là lớp đất sét hoặc đất mịn trộn với tro trấu, ngoài cùng là bao nilon trong để tiện theo dõi độ ẩm
  • Sau khi bó khoảng 10 ngày, tiến hành bấm dập (không bấm đứt) phần thân bên dưới bầu chiết
  • Khoảng 30-45 ngày sau, tiêu đã phát triển rễ, cắt khúc tiêu mang đi trồng
  • Cách này cho tỷ lệ sống cao khi nhân giống, tuy nhiên tốn nhiều công và khó thực hiện đại trà. Chủ yếu nhân giống trong phạm vi nhỏ
Kỹ thuật chiết tiêu
Kỹ thuật chiết tiêu

Cách 4 – Nhân giống bằng hom tiêu (tiêu lươn – tiêu ác)

Đây là cách nhân giống phổ biến nhất, có thể thực hiện với số lượng lớn. Vận chuyển đi xa cũng thuận tiện hơn. Hom tiêu lươn hoặc tiêu ác được ươm trong bầu, chăm sóc đến khi đủ tuổi 4-5 tháng, sẽ được mang đi trồng

Kỹ thuật ươm tiêu chi tiết xin xem tại bài viết sau: Kỹ thuật ươm tiêu giống bằng hom

Nhược điểm là tỷ lệ ươm sống không cao, chỉ khoảng 70%, phải tốn nhiều công đoạn chuẩn bị như bầu ươm, vườn ươm cây giống. Công chăm sóc tiêu con cũng nhiều hơn.

Cách 5 – Nhân giống bằng tiêu ghép

Phương pháp này rộ lên trong khoảng mấy năm gần đây, tuy nhiên do chưa có nhiều thời gian để đánh giá hiệu quả. Nên không chắc chắn có ưu điểm hơn các phương pháp truyền thống hay không. Gốc ghép thường là các giống tiêu rừng, cây trầu không… ươm trong bầu, khi đủ tuổi thì tiến hành cắt ngang, dùng các giống năng suất cao như tiêu vĩnh linh, tiêu sri lanka… ghép nêm vào vị trí cắt.

Thời gian đầu tiêu ghép phát triển khá mạnh, gốc là của các giống tiêu rừng nên sinh trưởng khỏe, không bị nấm rễ. Tuy nhiên theo quan sát và ghi nhận, tiêu ghép cho năng suất không cao, chất lượng quả cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Như vậy trong 5 phương pháp nhân giống kể trên, cách nhân giống tiêu bằng hom tiêu và nhân giống bằng chiết thân vẫn phổ biến nhất. Tùy theo nhu cầu và số lượng cần nhân giống bà con có thể chọn 1 trong 2 phương pháp này. Trường hợp không có thời gian triển khai, mà cần mua tiêu giống xin liên hệ theo thông tin bên dưới. Chúng tôi có bán tiêu giống năng suất cao, kháng bệnh tốt như: Giống tiêu Vĩnh Linh, giống tiêu trâu, giống tiêu Sri Lanka, giống tiêu Phú Quốc

Vườn ươm CâyGiốngVN.Com (Tiến Đạt)
Chuyên cung cấp tiêu giống năng suất cao, sạch nấm bệnh, nhiều rễ, không kích thích sinh trưởng
280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột
Vui lòng liên hệ 0967 333 855 (Viettel) – 0944 333 855 (Vina) – Gặp Thu (Gọi trước khi đến)
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Hân hạnh được phục vụ quý khách

70%
Phổ biến

Các phương pháp nhân giống tiêu

  • Bằng hạt
  • Bằng cách vùi thân
  • Bằng cách chiết thân
  • Bằng hom giống
  • Bằng cách ghép
Bình luận
Loading...
Chat Zalo