VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 280 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Chia sẻ kinh nghiệm xử lý ra hoa cho các loại cây có múi

Xử lý ra hoa trên cây có múi (cam chanh quýt bưởi)
1

Xử lý ra hoa đồng loạt, ra hoa đậu quả trái vụ là một kỹ thuật không thể thiếu khi trồng các loại cây có múi như cam sành, quýt đường, bưởi da xanh, chanh không hạt… Việc này giúp cho năng suất ổn định, công tác chăm sóc cây thuận tiện, đồng thời cải thiện được giá bán, giúp tăng thu nhập. Bài viết hôm nay mời bà con cùng tham khảo một số kinh nghiệm xử lý ra hoa tập trung, ra hoa trái vụ cho các giống cây có múi.

Xử lý ra hoa trên cây có múi (cam chanh quýt bưởi)
Xử lý ra hoa trên cây có múi (cam chanh quýt bưởi)

Đặc điểm của kỹ thuật xử lý ra hoa trên cây có múi

Kỹ thuật này dựa vào đặc tính của hầu hết các loại cây nhiệt đới nói chung và cây có múi nói riêng. Sau 1 thời gian khô hạn kéo dài, nếu được tưới nước hoặc gặp mưa cây sẽ ra đọt non và hoa. Do đó phương pháp tiến hành thường là tạo sự khô hạn nhân tạo, khi đủ thời gian yêu cầu thì tưới nước trở lại, kết hợp với các loại thuốc kích thích mầm hoa, kích thích đậu quả như Ra Hoa C.A.T (MX6), phân bón lá Food – MX2

A – Kỹ thuật xử lý ra hoa tập trung cam chanh quýt bưởi… (ra chính vụ)

Như đã nói ở phần đầu, kỹ thuật xử lý ra hoa cây có múi giúp cho hoa ra tập trung, tăng tỷ lệ thụ phấn và đậu quả, giúp năng suất ổn định, đồng thời công tác chăm sóc vườn cây sẽ thuận tiện hơn, không bị chồng chéo các công đoạn. Chỉ nên tiến hành các cây khỏe mạnh, có độ tuổi từ 4-5 tuổi trở lên. Cây yếu hoặc cây còn quá nhỏ, khi xiết nước bộ rễ còn yếu có khả năng cây sẽ bị chết…

Giai đoạn 1: Bón phân đón ra hoa, tạo mầm hoa

Trước thời điểm cây ra hoa khoảng 4-5 tuần, bà con tiến hành bón phân để cây lấy sức ra bông, mỗi gốc bón 300g phân DAT + 50g phân KCL. Phần lá bà con phun phân bón lá Food-MX2 (30g/16 lit nước) phun thành 2 đợt, cách nhau 4-5 ngày. Nên bón đúng theo hướng dẫn này, bón muộn khi cây đã ra mầm thì nhiều khả năng cây sẽ ra chồi lá nhiều hơn hoa

Giai đoạn 2: Tiến hành xiết nước tạo khô hạn

Bà con tiến hành ngưng tưới (hoặc rút nước khỏi mương nếu trồng ở vùng đồng bằng ngập trũng), thời gian xiết nước khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây có hiện tượng “cuốn lá kèn” – “xào lá” (lá héo rũ vào buổi chiều và không tươi lại vào sáng hôm sau) thì tiến hành tưới nước trở lại, tưới liên tục mỗi ngày 1 lần trong 3-4 ngày đầu tiên, sau đó giãn ra 2-3 ngày 1 lần

Giai đoạn 3: Kích thích ra hoa đồng loạt

Sau khi tưới nước trở lại, khoảng 2-4 ngày sau, cây sẽ có dấu hiệu hồi phục, bà con tiến hành pha 70ml thuốc Ra Hoa C.A.T (loại chuyên dùng cho cây có múi) và 30g phân bón lá Food-MX2 vào chung 1 bình 16L, sau đó phun sương đều 2 mặt lá, 5 ngày sau tiếp tục phun lần thứ 2 với liều lượng tương tự

Khoảng 7-10 ngày sau, cây sẽ ra đọt non và hoa, tiến hành chăm sóc bình thường và chú ý giữ ẩm cho cây để hoa không bị héo rụng

B – Kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ cam chanh quýt bưởi… (thu hoạch quả trái vụ)

Đối với cam quýt

  • Khi cây ra hoa chính vụ, bà con chờ cho số lượng hoa nở được khoảng 50% (2-3 tuần) thì tiến hành bón mỗi gốc 400g phân ure, kèm theo tưới nước để phân ngấm xuống đất. Sau khi bón phân 3 ngày thì tiết hành xiết nước (cắt nước) tương tự như xử lý ra hoa chính vụ. Khoảng 1-2 tuần hoa sẽ rụng hết, tiến hành tưới nước trở lại và chăm sóc như giai đoạn sau thu hoạch. Nếu còn sót lại quả tiến hành vặt bỏ luôn. Việc này nhằm loại bỏ hoàn toàn hoa và quả chính vụ, giúp cây điều chỉnh lại thời điểm ra hoa
  • Từ khoảng tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, bà con bón phân cho cây, mỗi cây 100-200g phân NPK 20-20-15. Phần lá thì phun thuốc Food-MX2 chia thành 2 đợt (mỗi đợt 30g/bình 16L, cách nhau 4-5 ngày). Sau khi bón phân 2 tuần thì tiến hành xiết nước tạo khô hạn, giai đoạn này có thể có mưa đầu mùa, do đó cần kết hợp các biện pháp che gốc bằng nilon tránh để nước mưa thấm xuống đất.
  • Sau khi xiết nước được 4 tuần thì tưới trở lại, khi lá tươi lên thì phun Food-MX2Ra Hoa D.A.T (30g Food-MX2 + 70ml Ra Hoa C.A.T pha chung bình 16L). Phun ướt hai mặt lá. Phun 2 lần cách nhau 4-5 ngày. Chú ý giữ ẩm cho cây, một thời gian sau hoa sẽ ra đồng loạt.

Đối với cây chanh

  • Chỉ tiến hành kỹ thuật này trên các cây chanh khỏe mạnh 3 năm tuổi trở lên, không bị sâu bệnh gây hại
  • Trước khi tiến hành xử lý cây ra hoa trái vụ, cần bổ sung phân cho cây có đủ dưỡng chất. Mỗi gốc 100-150g phân NPK 20-20-15 + 40g phân KCL, đồng thời dùng cây chống cành chanh lên
  • Khoảng tháng 8-9 Âm lịch, bà con tiến hành vặt lá hoặc phun phân ure để làm lá bị cháy và tự rụng (pha 800g/16L phun khoảng 50% số lá). Đồng thời tiến hành hãm nước trong 15 ngày thì tưới đẫm trở lại
  • Khi cây có dấu hiệu ra chồi và hoa, phun thêm ra hoa C.A.T và Food-MX2 để kích thích hoa ra nhiều và đồng loạt (70ml ra hoa C.A.T + 30g Food-MX2 pha chung một bình 16L)
  • Phun xong rút cây chống cành để cây tiếp tục ra hoa
  • Nếu tiến hành vào thời điểm vừa nêu thì sẽ cho thu hoạch vào tháng 4-5 Âm Lịch, muốn thu hoạch muộn hơn thì tiến hành xử lý muộn hơn

Đối với cây bưởi

  • Cũng tiến hành tương tự như cam quýt, nhưng kết hợp thêm việc vặt lá (chỉ vặt 60% lá trên cây, ưu tiên vặt các lá già ở gần thân, lá trên ngọn để lại). Đồng thời dùng kéo cắt ngang các cành cỡ ngón tay.
  • Sau khi xiết nước được 3 tuần thì tưới đẫm trở lại, kết hợp phun thuốc Ra Hoa C.A.T (70ml) và Food-MX2 (30g) – Pha chung bình 16L phun sương ướt đều 2 mặt lá

Xử lý đậu quả và chống rụng trái non

Để tăng tỷ lệ đậu quả và hạn chế rụng trái non, bà con tiến hành phun thuốc Đậu Trái C.A.T thành 2 đợt, mỗi đợt pha 70ml thuốc / 16L nước

  • Đợt 1: Khi vừa xuất hiện nụ hoa đầu tiên
  • Đợt 2: Khi trái to bằng cỡ đầu ngón tay

Những lưu ý khi tiến hành xử lý ra hoa cây có múi

  • Chỉ tiến hành trên những cây 3 năm tuổi trở lên đã có bộ rễ phát triển mạnh
  • Không có dấu hiệu sâu bệnh
  • Thời gian xiết nước không cố định, tùy theo tình hình thực tế và biểu hiện của cây
  • Giai đoạn hoa đang thụ phấn (hoa nở rộ) không nên bón phân hay phun thuốc, vì đây là giai đoạn cây rất nhạy cảm, dễ bị rụng bông, giảm khả năng thụ phấn

Như vậy qua bài viết này, hy vọng bà con đã có thêm thông tin để tiến hành kỹ thuật xử lý ra hoa trên các loại cây có múi, kỹ thuật này có thể áp dụng cho cây cam sành, cây quýt đường, cây bưởi da xanh, cây chanh không hạt… Chúc bà con con thành công.

Tìm kiếm bài này trên Google : hoa cam sanh

90%
Thành công

Đánh giá kỹ thuật xử lý ra hoa cây có múi

  • Kỹ thuật thực hiện
  • Các loại thuốc hỗ trợ
  • Năng suất sau khi xử lý
  • Khả năng áp dụng
Bình luận
Loading...