VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Trụ tiêu sống là gì? Nên chọn cây gì làm trụ tiêu sống

Nên trồng cây gì làm trụ tiêu sống?
0

Bài viết này sẽ nhắc lại khái niệm: trụ tiêu sống là gì? đồng thời đề xuất cho bà con cách chọn một số cây làm trụ tiêu sống, ưu và nhược điểm của mỗi loại cây, giúp bà con có sự lựa chọn tốt nhất trước khi quyết định trồng tiêu làm kinh tế. Mời bà con cùng tham khảo

Nên trồng cây gì làm trụ tiêu sống?
Nên trồng cây gì làm trụ tiêu sống?

Trụ tiêu sống là gì?

Ở bài viết các loại trụ tiêu, chúng tôi đã giải thích khái niệm về trụ tiêu sống (còn gọi là trụ cây sống, nọc sống, trụ sống…). Đây là một loại trụ để cho tiêu đeo bám, sử dụng cây sống, cây được trồng đồng thời hoặc trước 1-2 năm so với thời điểm trồng tiêu. Thường là các loại cây lâm nghiệp có gỗ chắc, tuổi thọ bằng hoặc hơn tuổi thọ cây tiêu, sinh trưởng và phát triển đồng thời với cây tiêu

Yêu cầu của cây làm trụ sống trồng tiêu

  • Cây thân gỗ lớn nhanh, 1-2 năm là đủ yêu cầu để thả tiêu
  • Vỏ nhám, tiêu có thể đeo bám dễ dàng
  • Thân phát triển thẳng đứng, ít cành, hoặc cành dễ rong tỉa
  • Rễ ngang ít, tốt nhất là loại cây rễ cọc ăn sâu, để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu
  • Tán lá vừa phải, không cạnh tranh ánh sáng với tiêu, làm tiêu quang hợp kém đi
  • Lá nhỏ, nhanh phân hủy, góp phần cải thiện độ mùn của đất
  • Nếu trồng các giống tiêu có độ phủ trụ cao, tán rộng như tiêu vĩnh linh, tiêu sri lanka thì phải sử dụng cây trụ sống thật thẳng, tán lá vừa phải

Một số cây thường dùng làm trụ tiêu sống

1 – Cây muồng đen làm trụ tiêu

Ưu điểm

  • Phổ biến, dễ tìm mua cây giống để trồng
  • Là cây thuộc họ đậu nên rễ và lá bổ sung nhiều đạm cho đất
  • Rễ cọc ăn sâu, giúp cây vững chắc và ít cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu
  • Gỗ cây thuộc nhóm 1A có giá trị kinh tế cao
  • Vỏ cây nhám, tiêu đeo bám dễ dàng
  • Lá nhỏ, giúp cho ánh sánh xuyên qua dễ dàng không cạnh tranh quang hợp với tiêu

Nhược điểm

  • Chậm lớn, 2 năm mới có đủ yêu cầu để thả tiêu (có thể khắc phục bằng trụ tạm hoặc dùng cây muồng chiết cành)
  • Thường mắc bệnh xì mủ, chết đứng không rõ nguyên nhân (sẽ giảm hẳn khi tiêu phủ trụ)
  • Cành ngang phát triển mạnh, cứng, một năm phải rong tỉa ít nhất 2 lần, rất tốn công
  • Muốn nuôi thân thẳng cần phải cắt tỉa cành tạo tán ngay từ giai đoạn cây còn nhỏ
  • Độ giao tán rộng, nên thường trồng thưa, 2,5 – 3m/trụ

2 – Cây núc nác rừng làm trụ tiêu

Ưu điểm

  • Thân cực kỳ thẳng
  • Rất ít cành ngang, độ giao tán thấp nên có thể trồng với mật độ dày 2m/trụ
  • Rễ ngang mềm, dễ dàng chặt bỏ trong quá trình đào hố trồng tiêu hoặc chăm sóc tiêu
  • Rất ít sâu bệnh
  • Phần quả có thể dùng làm thuốc
  • Chịu hạn rất tốt, khi mới trồng cần rất ít nước tưới

Nhược điểm

  • Chậm lớn, vẫn phải trồng trước 1-2 năm so với thời điểm xuống giống tiêu con
  • Rễ ăn ngang nhiều, cạnh tranh dinh dưỡng với tiêu
  • Trụ hơi yếu, việc chăm sóc đôi khi gặp bất tiện
  • Có thể mua nhầm cây giống vì rất dễ nhầm với núc nác nhà (loại này thân rỗng cực kỳ yếu, không thích hợp thả tiêu)
Hình ảnh trụ tiêu sống (trồng trên cây núc nác rừng)
Cây núc nác rừng trồng tiêu

3 – Cây gòn làm trụ tiêu

Ưu điểm

  • Thân thẳng đứng, lớn nhanh (1 năm là có thể thả tiêu)
  • Nếu muốn thả tiêu ngay có thể mua loại gòn thân đường kính 5-7cm
  • Cành ngang ít, mềm nên dễ dàng rong tỉa
  • Độ giao tán vừa phải, có trồng tiêu với mật độ dày

Nhược điểm

  • Rễ ngang phát triển mạnh, muốn hạn chế thì phải trồng sâu
  • Vỏ trơn bóng nên phải tiến hành cào vỏ và buộc dây tiêu liên tục
  • Hay bị bệnh sâu đục thân làm hư hỏng trụ
  • Gỗ mềm, rễ cọc ăn nông, dễ bị mưa gió làm đổ trụ

4 – Cây lồng mức làm trụ tiêu

Ưu điểm

  • Rễ ăn sâu vững chắc, rễ ngang mềm nên dễ xử lý
  • Cây giống dễ tìm, dễ trồng
  • Lá nhỏ, tán thưa, mức độ che phủ và cạnh tranh ánh sáng với tiêu hợp lý
  • Lá rụng nhanh phân hủy

Nhược điểm

  • Lớn rất chậm, phải ít nhất 2 năm mới thả tiêu được
  • Thân thường cong, ít mọc thẳng, cần rong tỉa thường xuyên, kết hợp buộc ngọn để tạo dáng thẳng đứng
  • Giai đoạn cây con thường phải thúc phân bón, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật khá nhiều để kích thích cây mau lớn
  • Chỉ thích hợp trồng dặm, trồng xen canh tiêu với cây cà phê

5 – Cây keo dậu làm trụ tiêu

Ưu điểm

  • Cây lớn tương đối nhanh 1 – 1,5 năm là có thể thả tiêu
  • Thuộc họ đậu nên có tác dụng cải tạo đất
  • Lá nhỏ, ít cạnh tranh quang hợp với tiêu
  • Cành dẻo dai, thân chắc, ít bị gãy đổ
  • Ít sâu bệnh, có thể tận dụng cành lá để làm thức ăn gia súc, gia cầm

Nhược điểm

  • Thân không thẳng, thường đẻ nhánh sớm
  • Hạt keo rớt xuống mọc thành cây con phá đi rất khó

6 – Cây trôm làm trụ tiêu

Ưu điểm

  • Thân rất thẳng, vỏ nhám tiêu đeo bám rất dễ
  • Cành ngang ít, mềm thuận tiện trong việc rong tỉa cành hàng năm
  • Phần gốc có thể để thưa tận dụng khai thác thêm mủ trôm để cải thiện nguồn thu nhập

Nhược điểm

  • Do cây tiết ra mủ nên thường thu hút các loại sâu bọ đục thân, chích hút nhựa cây
  • Rễ ngang nhiều và khá to nên khó khăn khi xử lý hố trồng
  • Cạnh tranh dinh dưỡng khá nhiều với cây tiêu
  • Chậm lớn, chiều cao phát triển chậm

Như vậy trên đây là một số cây thường dùng làm trụ tiêu sống. Kèm theo đó là ưu và nhược điểm của từng loại để bà con tiện lựa chọn. Ngoài các cây kể trên thì thời gian gần đây bà con còn sử dụng cây xoan dâu da, cây sưa đỏ, cây hông… để làm trụ tiêu, các loại cây này người viết bài chưa có dịp đánh giá, rất mong bà con đóng góp ý kiến bằng chức năng bình luận bên dưới

Trường hợp cần cung cấp cây giống các loại cây kể trên, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp hay các giống tiêu năng suất (giống tiêu trâu, giống tiêu vĩnh linh, giống tiêu mới sri lanka…) bà con có thể liên hệ theo thông tin sau

Vườn ươm cây giống CayGiongVN.Com – Tiến Đạt
280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Điện thoại tư vấn: 0967 333 855 (Viettel) – 0944 333 855 (Vina) – Gặp Thu
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362