VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 280 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Tham khảo kỹ thuật ghép tiêu trên gốc trầu rừng (tiêu amazon)

Hình ảnh tiêu ghép 1
0

Tiêu ghép trên gốc trầu không hoặc trầu rừng (còn gọi là tiêu amazon). Kỹ thuật ghép tiêu này rộ lên những năm 2010 đến 2015. Hiệu quả thực tế vẫn chưa được cơ quan nhà nước đánh giá, nhưng theo một số bà con đã trồng thì tiêu ghép trầu rừng có bộ rễ mạnh, ít bị tình trạng nấm rễ dẫn đến các bệnh chết nhanh, chết chậm. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về kỹ thuật ghép tiêu. Mời bà con cùng tham khảo

Hình ảnh tiêu ghép 1
Hình ảnh tiêu ghép 1

Chuẩn gốc tiêu ghép

  • Tiêu ghép thường dùng dây trầu không hoặc trầu rừng (còn gọi là tiêu rừng, tiêu amazon)
  • Ta ươm gốc ghép trong bầu ươm kích thước 12×22 cm trở lên. Thời gian để trong vườn ươm càng lâu thì kích thước bầu ươm càng lớn.
  • Hom trầu rừng cắt ít nhất 4 đốt trở lên, cắm 2 đốt dưới bầu ươm. Loại này rất dễ sống. Sau 1 thời gian cây phát triển ra lá xum xuê là có thể ghép được

Chuẩn bị chồi ghép

  • Chồi ghép lấy từ các giống tiêu năng suất cao: Tiêu Vĩnh Linh, tiêu trâu, tiêu Sri lanka, tiêu Phú Quốc
  • Khi cắt nên cắt hom để làm chồi ghép, trên hom phải có ít nhất 2 mắt. Vị trí này sau khi ghép thành công sẽ mọc mầm ở đây
  • Có thể dùng tiêu lươn hoặc tiêu ác đều được, miễn là đường kính thân của chồi ghép tương đương với đường kính thân của gốc ghép.
  • Chồi ghép nên dùng loại bánh tẻ, không quá già, không quá non

Chuẩn bị dụng cụ ghép

  • Dao ghép dùng dao rọc giấy hoặc dao thái lan, yêu cầu phải đủ độ sắc bén, nhát cắt dứt khoát
  • Dây ghép dùng loại dây chuyên ghép cây mua ở các tiệm bán vật tư vườn ươm hoặc có thể dùng nilon bọc thực phẩm cũng được
  • Túi nilon nhỏ để chụp lên chồi ghép sau khi ghép

Tiến hành kỹ thuật ghép tiêu

  • Khử trùng dao ghép bằng cách hơ lên ngọn đèn cồn hoặc nhúng vào nước sôi
  • Cắt ngang dứt khoát trên gốc ghép, sau đó chẻ dọc chính giữa vết cắt xuống khoảng 1cm
  • Vị trí cắt nên cao cách mặt bầu 20cm, bên dưới có 1-2 cặp lá của gốc ghép
  • Phần chồi ghép vát nhọn thành hình chữ V
  • Cắm chồi vào khe đã chẻ dọc trên gốc ghép
  • Một tay giữ cố định chồi và gốc ghép, tay còn lại dùng dây ghép quấn chặt vị trí ghép và quấn dần lên ngọn chồi
  • Sau khi quấn dây ghép, dùng túi nilon chụp lên trên, bên dưới có thể dùng dây thun buộc sơ để hạn chế túi văng ra khi tưới nước. Túi phải chụp được toàn bộ vị trí ghép và toàn bộ chồi
  • Chăm sóc tiêu con ở nơi thoáng mát, cao ráo, hạn chế đọng nước hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Một thời gian sau mầm mọc ra từ chồi thì có thể tháo túi nilon, chăm sóc đến khi cây lớn thì đem đi trồng (khoảng 2-4 tháng)

Một vài hình ảnh tiêu ghép cho bà con dễ hình dung

Như vậy, kỹ thuật ghép tiêu chủ yếu là ghép nêm chồi, cách này dễ tiến hành. Làm quen tay nhiều lần là được. Cây tiêu ghép khi trồng cho thấy kết quả sinh trưởng rất mạnh, rễ từ gốc ghép mọc nổi lên cả mặt đất, chịu được ngập úng. Tuy nhiên không phải kháng bệnh 100% mà vẫn có xác xuất nhiễm bệnh nếu chăm sóc tiêu không đúng kỹ thuật.

Về độ sinh trưởng thì tiêu ghép không phải bàn cãi, tuy nhiên về năng suất, tỷ lệ thoái hóa giống, cũng như chất lượng quả/hạt… thì chưa có nghiên cứu nào chỉ ra chính xác được. Do đó bà con vẫn nên ưu tiên các phương pháp nhân giống tiêu truyền thống như giâm hom ươm tiêu, chiết dây tiêu. Chờ đến khi có kết luận chính xác của các cơ quan nhà nước.

77%
Hữu ích

Đánh giá bài viết này

  • Chất lượng thông tin
  • Chất lượng hình ảnh
  • Trình bày nội dung
Bình luận
Loading...