VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 280 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Hướng dẫn kỹ thuật trồng quýt đường đạt năng suất cao

Giống quýt đường sai quả giá trị cao
0

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm trồng quýt đường, hướng dẫn các bước trong kỹ thuật trồng quýt đường để bà con cùng tham khảo. Hy vọng sẽ giúp ích cho bà con trong quá trình canh tác để có một vụ mùa bội thu. Mời bà con cùng thao dõi

Giống quýt đường sai quả giá trị cao
Giống quýt đường sai quả giá trị cao

Giới thiệu về cây quýt đường

Quýt đường hay còn gọi là quýt xanh, quýt ngọt, là một giống cây thuộc họ có múi. Trái quýt đường thường có vỏ mỏng, khi chín vỏ vẫn xanh hoặc hơi chuyển qua vàng. Trái tròn cân đối, múi bên trong mọng nước, màu vàng đậm đẹp mắt, khi ăn có vị ngọt thanh, ít chua

Mỗi trái thường có khoảng 10 múi, mỗi múi có từ 1-2 hạt (một số trái không có hạt). Trọng lượng trung bình từ 150g – 200g/trái. Bảo quản được tối đa 15 ngày. Thời gian trồng cho đến khi thu hoạch khoảng 8-10 tháng.

Trong múi cam sành có chứa nhiều Vitamin C, B1, B2 và các chất chống oxy hóa. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm và nước giải khát, vỏ của quả quýt còn dùng để làm vị thuốc trong Đông Y

Giá bán quýt đường hiện tại khoảng 25.000đ/kg, mỗi sào vào giai đoạn kinh doanh có thể đạt năng suất 3-4 tấn hoặc hơn, đem lại lợi nhuận lớn cho bà con nông dân.

Kỹ thuật trồng quýt đường

Mật độ trồng quýt đường

  • Khoảng cách phù hợp để trồng quýt đường là 4x5m hoặc 5x6m. Trên đất dốc, đất xấu có thể trồng so le với khoảng cách 3x4m.

Đất trồng quýt đường

  • Đất yêu cầu phải thoát nước tốt, giàu mùn, tầng canh tác từ 1-2m.
  • pH của đất trong khoảng từ 5-7
  • Trồng ở vùng đồi núi, đất bằng phẳng thì đào hố, còn trồng ở vùng trũng thì phải lên liếp (đắp mô cao 50-80cm) bảo đảm không bị ngập úng, chủ động được việc tưới tiêu
  • Hiện nay qua thực tế, quýt đường có thể trồng được trên hầu hết các loại thổ nhưỡng ở Việt Nam, từ đất đỏ bazan Tây Nguyên cho đến đất phù sa đồng bằng.

Chuẩn bị hố trồng quýt đường

Hố trồng quýt nên đào với kích thước 60x60x60cm. Mỗi hố bón lót 15-20kg phân chuồng hoai mục + 0,3-0,5kg phân lân + 0,2-0,3kg kali sunfat. Nên vun hố cao hơn mặt đất khoảng 5-10cm. Tưới đẫm nước. Việc đào hố nên tiến hành trước thời điểm trồng cây từ 15-30 ngaft để phân bón có điều kiện phân hủy và hệ vi sinh kịp phát triển. Tránh tình trạng đào xong trồng ngay, cây dễ bị xót rễ, hỏng rễ

Cách trồng cây quýt đường giống

  • Dùng cuốc hoặc xẻng đào một lỗ chính giữa hố trồng, kích thước lớn hơn bầu ươm một chút
  • Dùng dao hoặc kéo nhẹ nhàng cắt bỏ lớp nilon của bầu ươm, tránh làm vỡ bầu
  • Đặt cây giống quýt đường vào chính giữa hố, mặt bầu bằng hoặc hơi cao hơn mặt đất, sau đó nén nhẹ đất xung quanh gốc
  • Sau khi trồng cần tưới nước ngay. Nếu thời tiết nắng kéo dài thì tiến hành phủ gốc bằng rơm rạ, vỏ trấu, xác bèo. Tưới lại sau 3-5 ngày. Trong vòng 1-2 tháng đầu cần đảm bảo cây đủ nước để kịp thời hồi phục
  • Trường hợp trồng trên đất trống, có nhiều gió, cần cắm cọc cố định cây, tránh gãy đổ
  • Sau khoảng 3-5 tháng, phần giá thể xơ dừa hoai mục, cần vun thêm đất vào gốc và dùng chân dẫm nhẹ cho chắc gốc
  • Thời điểm trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa cuối mùa khô, giúp tận dụng được những cơn mưa đầu mùa mang đến nhiều dinh dưỡng cho cây

Lưu ý: Không nên trồng xen quýt đường với các giống cây có múi khác cùng họ như bưởi da xanh, cam sành, chanh không hạt, chanh đào… Dễ tạo ra sự thụ phấn chéo làm giảm chất lượng quả, cũng như khó khăn cho việc tiến hành xử lý ra hoa trái vụ cho quýt đường

Cách chăm sóc quýt đường

Bón phân cho quýt đường

Giống quýt đường sinh trưởng nhanh, sớm cho thu hoạch nên khi trồng thường xuyên phải cung cấp đủ lượng phân bón cho cây, đặc biệt là giai đoạn cây ra chồi non và giai đoạn nuôi quả. Lượng phân bón tùy theo thể trạng và độ màu mỡ của khu đất trồng quýt đường. Ngoài ra cũng cần cân đối giữa phân hóa học, phân hữu cơ và phân bón lá

Đối với cây 1-2 năm tuổi

Giai đoạn này bà con không nên quá chú tâm vào năng suất, mà nên ưu tiên bón thúc để cây phát triển cành lá, hệ thống rễ, tạo điều kiện sinh trưởng ổn định nhất sau này. Phân bón cần hòa tan và tưới vào gốc để tăng tối đa hiệu quả. Thường là các phân bón chứa nhiều Đạm và Lân (N và P). Mỗi gốc trung bình bón 100-300g/năm chia đều 2 tháng bón 1 lần

Đối với cây 3 năm tuổi trở đi

Đây là giai đoạn bắt đầu thu hoạch nên cần chú ý bổ sung thêm Kali (tăng chất lượng quả) và Bo (tăng tỉ lệ đậu trái, tránh rụng quả). Bà con nên dùng phân bón NPK tổng hợp. Giai đoạn cây ra chồi, thì bón phân có tỷ lệ Đạm và Lân cao (N và P cao), giai đoạn nuôi quả thì bón tỷ lệ Kali (K) cao.

Mỗi năm chia ra 4 lần bón

  • Lần 1: Trước khi cây ra hoa
  • Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần
  • Lần 3: Trước thu hoạch trái 1 – 2 tháng
  • Lần 4: Sau khi thu hoạch
  • Lượng phân vô cơ tổng cộng cho mỗi gốc từ 500 – 1kg/năm. Ngoài ra hàng năm nên bổ sung mỗi gốc từ 10-15kg phân chuồng, đồng thời phun phân bón lá bổ sung trung – vi lượng 1-2 lần/năm
  • Khi bón nên bón dựa theo hình chiếu của tán cây, đào rãnh lấp phân và tưới đẫm nước để hạn chế thất thoát, tăng hiệu quả của phân bón
  • Việc bón vôi chỉ tiến hành khi cần khử chua điều chỉnh độ pH của đất trồng

Cắt tỉa cành tạo tán cho quýt đường

Khi cây hồi phục và bắt đầu ra đọt non, ta tiến hành hãm ngọn cây ở chiều cao 30-40cm. Trên thân chính giữ lại 7-10 chồi khỏe mạnh, phân bổ đều các hướng. Tùy theo thể trạng mật độ trồng mà giữ lượng cành phù hợp. Hàng năm sau vụ thu hoặc cắt bỏ các cành già cỗi, sâu bệnh, cành hết khả năng mang trái. Bảo đảm lượng cành dự trữ cho vụ mùa sau

Phòng trừ sâu bệnh trên cây quýt đường

Nhìn chung các giống cây có múi (cây cam sành, cây bưởi da xanh, cây chanh không hạt, cây quýt đường…) đều là vật chủ chung cho các loài sâu bệnh. Các phòng trừ tương tự, có thể áp dụng chung như sau

  • Sâu vẽ bùa: xuất hiện từ tháng 4 – tháng 10 sử dụng thuốc phun Wofatox 0,1 – 0,2% hoặc BI58 0,2% xen kẽ với sunfat nicôtin 0,2%.
  • Sâu nhớt: xuất hiện từ tháng 2 – 4 bạn nên Phun Wofatox 0,2% hoặc DDT sữa 25% trước và sau khi nở hoa.
  • Nhện đỏ có mặt vào mùa Đông và Xuân nên Phun Wofatox 0,1 – 0,2%; hoặc phun Kentan 0,1%.
  • Nhện trắng: phòng bằng cách Vệ sinh vườn mùa Đông, phun Wofatox 0,1 – 0,2%; BI 580,1%; Kentan 0,1%.
  • Sâu đục cành xuất hiện từ tháng 5 – 6 phòng trừ bằng cách diệt sâu trưởng thành: Dùng vợt bắt, dùng Wolfatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành to. Trừ sâu non: Cắt cành héo, dùng kẽm luồn vào cành to, hoặc dùng ống tiêm bơm Wofatox hoặc BI58 0,5 – 1% vào đường hầm của sâu non.
  • Sâu đục thân (tháng 5 – 6): Bắt sâu trưởng thành, dùng móc thép giết sâu non hoặc tiêm Wofatox 1% vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh – vôi; dùng bông tẩm 6666% hoặc DDT + dầu quả (1:1) nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng.
  • Sâu đục gốc (tháng 5 – 6): Bắt sâu trưởng thành vào buổi trưa; tiêm, Wofatox 1% vào các lỗ có phân mới đùn ra; Sau mùa thu hoạch quả, quét vôi với gốc cây; nơi bị nặng cần quét lưu huỳnh vôi; dùng bông tẩm 6666% hoặc DDT + dầu quả (1:1) nhét vào lỗ sâu và bịt kín miệng.
  • Ruồi vàng (tháng 5 -11): Phun Wofatox 0,1% hoặc Dipterex 50% (1:600).
  • Sâu hại hoa: Rắc bột 666 ở gốc quýt; khi đường kính nụ hoa 2 – 3mm phun DDT sữa 25% 1/300 hoặc 666 (6%); Cách 7 ngày phun 1 lần.
  • Các loại rệp: Ngắt các cành có rệp, phun Wofatox, BI58 hoặc Metinparation 0,1%.
  • Rầy xám (rầy chổng cánh): Phun Wofatox, BI58, Metinparation 0,1%
  • Bệnh greening: Trồng cây sạch bệnh; giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên.
  • Bệnh loét do vi khuẩn: Vệ sinh vườn, cắt bỏ cành, phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5-1%.
  • Bệnh sẹo: Phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5% vào đầu mùa hè.
  • Bệnh muội đen: Diệt trừ các loại rệp, rầy hại cam; phun Wofatox 0,1%-0,2%, BI58 0,1%.
  • Bệnh thối nâu: Phun Bordeaux 0,1% hoặc oxychlorua đồng 0,3%.
  • Bệnh thâm quả: Phun Bordeaux 1% hoặc Zineb 0,5%.

Các thuốc kể trên chỉ mang tính chất gợi ý. Bà con có thể thay bằng các thuốc khác có cùng hoạt chất hoặc có hiệu quả tương đương đều được

Xử lý ra hoa cho quýt đường

Việc xử lý ra hoa sẽ giúp cây ra hoa đồng loạt, lượng hoa nhiều hơn, từ đó tăng tỷ lệ thụ phần và số lượng quả. Bà con tiến hành bằng cách hãm nước (ngưng tưới, hoặc rút nước khỏi mương nếu trồng trên mô đất). Khi cây có dấu hiệu trút lá thì tưới lại, cây sẽ có đủ thời gian phân hóa mầm hoa, giúp ra hoa nhiều hơn, đồng loạt hơn. Bài chi tiết về cách xử lý ra hoa cho các cây có múi bà con nên tham khảo tại liên kết sau

Xử lý ra hoa cây có múi

Thu hoạch và bảo quản quýt đường

Đối với cây quýt đường từ thời điểm ra hoa đậu quả cho đến khi thu hoạch khoảng 6-8 tháng. Nên thu hoạch khi có khoảng 30% lượng quả có vỏ chuyển sang màu vàng. Ngày thu hoạch nên chọn ngày mát trời, không mưa dầm. Quả thu hoạch xong cần phân loại và bảo quản trong thùng xốp, lót giấy báo hoặc rơm để tránh trầy xước, bầm dập.

Thu hoạch xong nên vận chuyển ngay đến điểm tiêu thụ, không trữ quả quá 15 ngày sẽ làm giảm giá trị thương phẩm.

Kết luận: như vậy qua bài viết vừa rồi, chúng ta đã cùng tìm hiểu sơ lược về một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quýt đường. Các bài viết chi tiết hơn sẽ được tiếp tục gửi đến bà con trong thời gian tới. Rất cảm ơn bà con đã theo dõi.

Mua giống cây quýt đường ở đâu?

Trường hợp bà con có nhu cầu mua cây giống quýt đường có thể liên hệ với Trung Tâm Cây Giống Tiến Đạt theo thông tin sau.

TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG TIẾN ĐẠT
Địa chỉ cửa hàng: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Địa chỉ vườn ươm: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362
Điện thoại tư vấn: 0967 333 855 (Viettel) – 0944 333 855 (Vina) – Gặp Thu

Xem địa chỉ trên bản đồ Google Maps

Các tỉnh thành có thể mua cây giống từ xa, nhận cây qua xe khách, xe tải hoặc xe trung chuyển: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP HCM, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

85%
Giá trị

So sánh giá trị kinh tế của quýt đường

  • Quýt đường
  • Bưởi da xanh
  • Cam sành
  • Các loại chanh
Bình luận
Loading...