VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Tìm hiểu và phân biệt cà phê vối, cà phê chè, cà phê mít

Tìm hiểu và phân biệt cà phê vối, cà phê chè, cà phê mít
0

Tìm hiểu và phân biệt điểm khác nhau giữa các giống cà phê (loài cà phê): Cà phê vối, cà phê chè, cà phê mít. Đặc điểm sinh trưởng, khu vực trồng, giá trị kinh tế… của mỗi giống.

Tìm hiểu và phân biệt cà phê vối, cà phê chè, cà phê mít
Tìm hiểu và phân biệt cà phê vối, cà phê chè, cà phê mít

1. Tỷ lệ các giống cà phê trồng ở Việt Nam

Do đặc thù khí hậu và thổ nhưỡng nên Việt Nam chỉ thích hợp trồng cà phê vối, diện tích trồng cà phê chè và cà phê mít rất ít.

  • Cà phê vối: 90% diện tích
  • Cà phê chè: 10% diện tích
  • Cà phê mít: ít hơn 1% diện tích

Trong các nước xuất khẩu cà phê, Việt Nam đứng thứ 2 về sản lượng chỉ sau Brasil, riêng sản lượng cà phê vối Việt Nam là nước đứng đầu. Niên vụ 2012 – 2013 Việt Nam xuất khẩu 1.426 triệu tấn (tương đương 23,77 triệu bao, loại 60 kg) cà phê vối ra thị trường thế giới, chiếm gần 1 nửa sản lượng. Những năm gần gây nhờ các giống cà phê cao sản đem lại giá trị kinh tế cao, nên sản lượng và diện tích cà phê Việt Nam không ngừng tăng.

Tuy nhiên xét về giá trị kinh tế, cà phê chè có giá trị cao hơn, hương vị cà phê chè cũng được thị trường ưa chuộng hơn. Giá bán cà phê chè thường cao gấp đôi cà phê vối

2. Cây cà phê vối (Coffea Robusta hoặc Canephora)

Cà phê vối là gì? Đây là loài cà phê có tên khoa học là Coffea canephora hoặc Coffea robusta. (Đọc phiên âm ra tiếng Việt là cà phê Rô-bút-ta). Cây thân gỗ, mọc hoang dã có thể cao đến 10m, hình thái lá có nhiều nét giống lá cây vối nên còn gọi là cà phê vối. Trong các sản phẩm từ cà phê, khoảng 39% nguyên liệu được sử dụng từ hạt của loài cà phê này.

Đặc điểm cây cà phê vối

  • Thân bụi hoặc thân gỗ, mọc tự nhiên có thể cao đến 15m
  • Khí hậu thích hợp: Nhiệt đới gió mùa
  • Độ cao thích hợp: 400 – 1000m
  • Nhiệt độ sinh trưởng ưa thích: 24 – 29oC
  • Lượng mưa trong năm: trên 1000mm và phải phân chia rõ rệt thành 2 mùa để cây có thời gian phân hóa mầm hoa
  • Lượng chiếu sáng: Cần nhiều
  • Thời gian bắt đầu thu hoạch sau khi trồng: 3 – 4 năm với cà trồng từ hạt, 1-2 năm với cà trồng từ cây ghép hoặc cưa gốc ghép tái canh
  • Tuổi thọ: 30-40 năm. Tuy nhiên năng suất giảm nhiều từ năm thứ 20 trở đi
  • Lá cà phê vối to trung bình, dài 15-20cm, hình oval, màu xanh đậm hoặc xanh nhạt (* giống cà phê TR4 lá xanh vàng), tán lá trung bình
  • Quả tròn, có 2 nhân, so với cà phê chè thì nhân nhỏ hơn
  • Hàm lượng caffein trong hạt 2-4%, hương vị đắng gắt, ít thơm
  • Các giống cà phê vối cao sản tiêu biểu: Giống cà phê 138 (TR4), Giống cà phê 414 (TR9), Giống cà phê xanh lùn (Trường Sơn TS5), Giống Thiện Trường, Hữu Thiên
  • Khu vực trồng: Các tỉnh Tây Nguyên (nhiều nhất ở Đăk Lăk), Bình Phước, Đồng Nai, Thanh Hóa

Hình ảnh cây cà phê vối

Hình ảnh cây cà phê vối
Hình ảnh cây cà phê vối

3. Cà phê chè (Coffea arabica)

Cà phê chè là gì? Đây là tên gọi của cà phê Arabica, loài cà phê có lá nhỏ, cây thường để thấp và mật độ trồng sát nhau giống như bụi chè xanh, nên hay gọi là cà phê chè. Hương vị thơm ngon, lượng caffein thấp giúp cho cà phê chè trở thành loài cà phê có giá trị nhất trong sản xuất các sản phẩm từ hạt cà phê. Khoảng 61% sản lượng cà phê thế giới là cà phê chè

Đặc điểm cây cà phê chè

  • Cây thân gỗ, nếu để mọc tự nhiên có thể cao đến 10m
  • Khí hậu phù hợp: Nhiệt đới, cận ôn đới
  • Độ cao thích hợp 1000 – 1500m
  • Nhiệt độ ưa thích: 16 – 25oC
  • Lượng mưa trong năm: trên 1000mm và phải phân chia rõ rệt thành 2 mùa để cây có thời gian phân hóa mầm hoa
  • Lượng ánh sáng: Trung bình đến nhiều
  • Thời gian bắt đầu cho quả: 3-4 năm sau khi trồng
  • Tuổi thọ: 30-40 năm, thậm chí có thể đến 70 năm, tuy nhiên cây từ 25 năm trở đi được xem là già cỗi, cần thay thế hoặc cải tạo
  • Lá nhỏ, hình oval, xanh đậm, tán lá quanh gốc trung bình
  • Quả bầu dục, chứa 2 nhân, hàm lượng caffein trong hạt là 1-2% nhưng hương vị thơm ngon, không đắng gắt nên rất được ưa chuộng
  • Một số giống cà phê chè tại Việt Nam: Giống TN1, TN2,… TN10
  • Khu vực trồng: Một số huyện ở Đăk Lăk, Lâm Đồng, và một số khu vực ở Bắc bộ

Hình ảnh cây cà phê chè

Hình ảnh cây cà phê chè
Hình ảnh cây cà phê chè

4. Cà phê mít (Coffea liberica)

Cà phê mít là gì? Đây là tên gọi của loài coffea liberica, thân lớn, lá lớn, nhìn từ xa trông như cây mít, nên thường được gọi là cà phê mít. Cây cà phê mít thường chịu hạn tốt, thu hoạch muộn, nhưng năng suất thấp, hương vị chua ít thơm ngon nên không được ưa chuộng, chỉ phù hợp với “gu” của một số nước châu Âu, sản lượng đóng góp trên tổng sản lượng cà phê thế giới không đáng kể

Đặc điểm cây cà phê mít

  • Sinh trưởng mạnh thích hợp với nhiều loại khí hậu
  • Độ cao phù hợp: 800m – 1000m
  • Lượng mưa: từ 1000mm trở lên
  • Nhiệt độ ưa thích: 25 – 30°C.
  • Cây dạng thân gỗ, thường được hãm ngọn ở độ cao 4-6m, nếu mọc tự nhiên có thể cao hơn 15m. Nhìn từ xa cây có tán rộng lá to giống cây mít
  • Sau 4-5 năm trồng cây mới cho quả và có thể thu hoạch lên đến 30-40 năm.
  • Quả to hình bầu dục, bên trong thường có 1 nhân duy nhất, khi chế biến thành thành phẩm có vị chua đặc trưng, thường chỉ thích hợp với “gu” của một số nước châu Âu
  • Ở Việt Nam chủ yếu trồng làm gốc ghép, làm đai chắn gió cho cà phê vối, cà phê chè. Trồng nhiều ở Đăk Lăk, Lâm Đồng, Quảng Trị…

Hình ảnh cây cà phê mít

Hình ảnh cây cà phê mít
Hình ảnh cây cà phê mít
Bình luận
Loading...
Chat Zalo