VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 280 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Tác dụng của trái bơ đến sức khỏe và 5 điều lưu ý khi ăn bơ

0

Trái bơ có những tác dụng gì cho sức khỏe? thành phần dinh dưỡng trong trái bơ như thế nào? Khi ăn bơ cần lưu ý điều gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc kể trên, mời các bạn cùng theo dõi

Như các bạn đã biết, bơ là một loại trái cây quen thuộc tại Việt Nam, mặc dù có nguồn gốc ngoại nhập nhưng do thích nghi với khí hậu nước ta nên bơ được trồng khá nhiều ở Tây Nguyên (nơi được mệnh danh là có sản phẩm bơ chất lượng, tạo nên thương hiệu như bơ sáp Đăk Lăk, bơ sáp Đà Lạt…) cùng với các tỉnh Đông Nam Bộ. Việc không ngừng mở rộng diện tích trồng bơ cũng như sử dụng các giống bơ sáp, bơ tứ quý đã giúp cho việc tìm mua bơ để sử dụng không còn khó khăn như trước, đồng thời chất lượng bơ cũng được nâng cao, cả về giá trị dinh dưỡng lẫn giá trị về khẩu vị

Trước khi đi vào tìm hiểu công dụng của trái bơ đối với sức khỏe, chúng ta hãy cùng xem thử thành phần dinh dưỡng trong quả bơ gồm có những gì?

Thành phần dinh dưỡng của trái bơ

Trong phần cơm của trái bơ (còn gọi là thịt quả) chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Cụ thể đối với một quả bơ nặng 100g thì tỷ lệ các thành phần như sau

  • Tổng năng lượng cung cấp: 160 kilo calo
  • Chất béo: 15%
  • Chất xơ và đường: 8,5% (chủ yếu là chất xơ)
  • Protein (chất đạm): 2%
  • Nước: 75%

Trong 100g bơ chứa rất nhiều các vitamin A (1%), B1 (6%), B2 (10%), B3 (11%), B6 (20%), C (11%), E (14%) vitamin K (18%). Các chất béo có lợi như Omega-3, Omega-6, Omega-9 và các khoáng chất như sắt, canxi, kali, natri… 

Tác dụng của trái bơ đối với sức khỏe

  • Cân bằng ổn định huyết áp: Bơ có tác dụng rất tốt đối với người bị các vấn đề về huyết áp, nhờ thành phần chứa nhiều Kali ít Natri, giúp điều chỉnh áp lực máu và cân bằng điện giải trong máu. Các chất béo có lợi ít bão hòa giúp giảm huyết áp đối với người bị cao huyết áp.
  • Kiểm soát cân nặng: Mặc dù có vị béo, nhưng bơ lại chứa nhiều chất xơ, chất đạm (protein) và rất ít đường, do đó giúp bạn kiểm soát tốt hơn cân nặng của cơ thể, đặc biệt đối với người có nhu cầu giảm cân. 1 quả bơ nặng 100g sẽ cung cấp khoảng 1% năng lượng mà bạn cần hàng ngày
  • Ngăn ngừa nguy cơ ung thư: Trong bơ ngoài việc bổ sung các khoáng chất, vitamin giúp tăng cường sức khỏe thì còn chứa glutathone, carotenoid đây là các chất chống ô xy hóa, giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt
  • Chống viêm nhiễm: chất béo có lợi omega-3, carotenoid và vitamin là các chất có nhiều trong bơ, giúp hỗ trợ điều trị viêm nhiễm trên cơ thể, giảm các nguy cơ về viêm da, các bệnh xương khớp
  • Tốt cho tim mạch: Nhờ vào hàm lượng vitamin E phong phú (14%) giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành khoảng 30-40%, bên cạnh đó các chất béo chứa trong bơ hầu hết là chất béo không bão hòa (MUFA, PUFA) giúp lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch
  • Cải thiện làn da: Vitamin E, lutein, zeaxanthin có trong quả bơ giúp bảo vệ da, tái tạo tế bào da, làm cho da khỏe mạnh, săn chắc, ngăn ngừa quá trình lão hóa da
  • Bảo vệ mắt: Ngoài việc cung cấp Vitamin A có lợi cho mắt, trong bơ còn có các chất lutein zeaxanthin, beta-carotene. Đây là các hợp chất giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

Một số lưu ý khi ăn bơ (trái bơ)

Tuy có nhiều công dụng, lợi ích cho sức khỏe như vậy nhưng việc sử dụng quả của cây bơ cũng cần phải có mức độ phù hợp, không nên lạm dụng sẽ dẫn đến các vấn đề như sau

  • Gây dị ứng: Một số thành phần trong bơ có thể gây ra các dị ứng cho một số thành phần mẫn cảm như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn ngứa, nhức đầu… tốt nhất nếu có tiền sử mẫn cảm với bơ, thì bạn không nên ăn nhiều bơ
  • Gây hại cho gan: Các chất estragole, anethole có trong bơ, có thể làm hại gan của bạn nếu sử quá nhiều hoặc bạn có vấn đề về gan như các bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ…
  • Giảm cholesterol có lợi: cholesterol là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, tuy nhiên lượng cholesterol quá ít cũng không tốt, đặc biệt là một số cholesterol có lợi. Khi ăn quá nhiều bơ, lượng beta-sitosterol có trong bơ sẽ làm bão cholesterol cần thiết cho cơ thể
  • Gây tác dụng phụ cho người nhạy cảm với latex: Latex là một thành phần giúp tạo kháng thể IgE trong huyết thanh của cơ thể. Thành phần này có nhiều trong bơ, do đó nếu bạn là đối tượng mẫn cảm với Latex thì nên cẩn trọng khi sử dụng bơ
  • Phụ nữ đang cho con bú: Bơ có thể làm giảm lượng sữa, đồng thời gây ra đầy bụng, rối loạn tiêu hóa cho em bé nếu mẹ sử dụng quá nhiều.

Nên ăn bao nhiêu trái bơ 1 ngày?

Công dụng và các lưu ý là thế, tuy nhiên có nhiều bạn vẫn thắc mắc vậy ăn bơ bao nhiêu là đủ, bao nhiêu là thừa, một ngày nên ăn bao nhiêu trái bơ? Thực ra câu hỏi này rất khó trả lời, vì thể trạng của mỗi người mỗi khác, chế độ ăn cũng khác, người đang giảm cân thì nên ăn ít, người khỏe mạnh thì ăn nhiều một chút cũng không sao. Ngoài ra còn phụ thuộc vào quả bơ bạn ăn thuộc giống bơ nào, vì mỗi giống bơ lại có thành phần dinh dưỡng không giống nhau hoàn toàn (ví dụ bơ sáp thì hàm lượng dầu cao hơn)

Do đó nếu bạn có cơ thể cân đối, không gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, thì mỗi ngày ăn từ 1/2 trái đến 1 trái. Mỗi tuần ăn không quá 4 trái là bình thường. Thời điểm ăn bơ nên ăn vào buổi sáng, hoặc buổi trưa để cơ thể có đủ thời gian hấp thu cũng như phân giải các dưỡng chất, chất béo có trong bơ, tránh ăn vào buổi tối muộn, rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Bài viết có sử dụng thông tin từ Wikipedia, Zing news và chỉ có tác dụng tham khảo

Bình luận
Loading...