VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 280 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Một số phương pháp điều chỉnh pH của đất trồng

Bón vôi và lân là biện pháp giúp điều chỉnh pH của đất trồng
0

Nhìn chung trong suốt quá trình canh tác các loại cây trồng, chúng ta luôn phải điều chỉnh độ pH đất về mức phù hợp. Bảo đảm cây sinh trưởng trong khoảng pH theo đặc điểm của mỗi giống cây trồng. Thường mức pH từ 5 đến 7 là phù hợp với hầu hết các loại cây cối. Cao hơn hoặc thấp hơn đều không tốt cho cây, thậm chí cây sẽ ngừng sinh trưởng hoặc chết. Bài viết này vườn ươm Viện Eakmat.Net sẽ cùng bà con tìm hiểu về các biện pháp điều chỉnh độ pH của đất. Mời bà con cùng tham khảo

Bón vôi và lân là biện pháp giúp điều chỉnh pH của đất trồng
Bón vôi và lân là biện pháp giúp điều chỉnh pH của đất trồng

Phân biệt đất chua và đất kiềm

Như đã đề cập ở bài viết cách đo pH của đất. Chúng ta phân ra đất chua hoặc đất kiềm dựa vào chỉ số pH của đất. Để việc đo đạc được chính xác. Bà con nên lấy ít nhất 5 mẫu đất ở 5 vị trí khác nhau trong vườn (4 góc vườn và trung tâm vườn), sau khi có kết quả đo, dựa vào chỉ số pH ta chia đất ra thành 3 loại

  • pH > 7 là đất kiềm, thường không thích hợp cho cây cối. Cần điều chỉnh
  • pH = 7 là đất trung tính, mức này cũng không thích hợp với nhiều loại cây
  • pH < 7 là đất chua, tùy theo mức chua mà cây sinh trưởng tốt hoặc phải điều chỉnh (pH từ 5-7 là phù hợp)

Những nguyên nhân khiến đất bị chua

pH < 7 là đất chua ít, pH < 5 là đất chua nhiều, cần tiến hành cải tạo, điều chỉnh cho phù hợp

  • Do đặc tính đất: Đất có kết cấu nhẹ, đất dốc, đất pha cát, sỏi đá thường là những dạng đất dễ bị rửa trôi và trở thành đất chua. Nước mưa và nước tưới dư thừa cuốn theo các chất có tính kiềm như Ca (canxi), Mg (Magie), K (Kali) xuống tầng đất sâu hoặc ra sông suối ao hồ. Làm cho đất mất chất kiềm trở nên chua
  • Do canh tác lâu năm: Cây sinh trưởng lâu năm trên đất, hút các dưỡng chất từ đất như N,P,K ngoài ra cũng hút các chất trung vi lượng như Canxi, Magie… Lâu dần đất mất các chất kiềm trở nên chua
  • Do bón phân khoáng mang tính acid: Các phân có tính acid như phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân cũng làm cho đất bị chua do hòa tan các chất Ca, Mg đồng thời tổng hợp thành các acid Cacbonic (H2CO3), acid Sunfuric (H2SO4), acid Nitric (HNO3), acid Axetic (CH3COOH)

Cách điều chỉnh pH của đất

Dựa vào đặc tính của mỗi giống cây trồng mà bà con tiến hành điều chỉnh pH của đất về mức phù hợp. Chẳng hạn đất trồng cà phê: 5.0-6.5, đất trồng bơ: 5.0 – 7.0, đất trồng tiêu: 5.5 – 7.0. Tùy theo đặc tính đất mà bà con bón vôi hoặc bón các chất có tính kiềm gây acid hóa (Lưu huỳnh, sắt sunphat)

Với đất có tỷ lệ sét cao (đất thịt, đất nặng)

  • pH = 3,5 – 4,5 bón 2 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 2 tạ / 1000 m2)
  • pH = 4,5 – 5,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 1 tạ / 1000 m2)
  • pH = 5,5 – 6,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 50kg / 1000 m2)

Với đất có tỷ lệ cát cao (đất thịt pha, đất kết cấu nhẹ)

  • pH = 3,5 – 4,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (1 tạ / 1000 m2)
  • pH = 4,5 – 5,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (50 kg / 1000 m2)
  • pH = 5,5 – 6,5 bón 0,25 tấn vôi cho 1 hecta (25kg / 1000 m2)

Với đất kiềm (pH lớn hơn 7)

  • Cần bổ sung các chất gây acid hóa như Lưu huỳnh, sắt sunphat.

Khi bón vôi hoặc các chất kiềm, cần đào xới đất, cày đất để các chất này trộn chung vào đất, nhanh chóng đưa độ pH của đất về mức phù hợp.

Như vậy các phương pháp chính để điều chỉnh, cải tạo đất chua chủ yếu vẫn là bón vôi, đây là phương pháp truyền thống, dễ thực hiện, chi phí lại rẻ. Ngoài ra trong suốt quá trình canh tác, bà con cũng nên để ý đến việc bón phân cân đối giữa hữu cơ và vô cơ, không chạy theo năng suất mà bón quá nhiều phân vô cơ, làm đất mất cân đối, vừa dễ làm cho đất bị chua, vừa phát sinh nhiều nấm bệnh. Đặc biệt với những cây kháng bệnh kém như tiêu, cà phê, cà chua

Bình luận
Loading...